Chuyển đến nội dung chính

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

PHẠT VI PHẠM VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Có quý doanh nghiệp hỏi: “khi đối tác vi phạm hợp đồng, bên công ty có thể áp dụng cả việc phạt vi phạm (hợp đồng có điều khoản phạt 8%) và yêu cầu bồi thường thiệt hại không?”

Trả lời: Dưới góc độ lý luận, bản chất và ý nghĩa của hai chế tài này là khác nhau. Chế tài phạt vi phạm như một sự răn đe, dự liệu một hậu quả phát lý bất lợi nếu các bên vi phạm hợp đồng, do vậy chế tài này chỉ có thể áp dụng nếu các bên có thỏa thuận trong hợp đồng. Hiện nay cả Bộ luật dân sự (điều 418) và Luật thương mại (điều 300) đều quy định về điều kiện áp dụng chế tài này như sau: (i) Phải có thỏa thuận trong hợp đồng; (ii) áp dụng đối với mọi loại vi phạm hợp đồng, dù là vi phạm nghiêm trọng (Luật thương mại gọi là vi phạm cơ bản) hay vi phạm không nghiêm trọng; (iii) Không cần chứng minh hậu quả. Trong khi đó chế tài buộc bồi thường thiệt hại nhằm bù đắp các thiệt hại thực tế đã xảy ra khi một bên vi phạm hợp đồng gây ra tổn thất cho bên kia, do vậy chế tài này chỉ có thể áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại cho bên kia trong hợp đồng.

Vậy về mặt pháp lý, cả hai chế tài này có được áp dụng song song đồng thời với cùng một hành vi vi phạm hợp đồng hay không? Về vấn đề này, hiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam, ít nhất có 3 đạo luật sau đây điều chỉnh:
* Bộ Luật dân sự 2015:
- Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại
- Các bên có thể thỏa thuận bên vi phạm vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại
 - Các bên có thoả thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, theo BLDS, không những chế tài phạt vi phạm, mà cả chế tài bồi thường thiệt hại cũng phải được thỏa thuận mới có thể áp dụng. Và do vậy chỉ khi trong hợp đồng các bên có thỏa thuận phạt vi phạm và cả bồi thường thiệt hại thì mới có thể áp dụng song song đồng thời hai chế tài này cho một hành vi vi phạm hợp đồng. Chúng tôi cho rằng quy định này có lẻ chưa hợp lý, bởi như đã phân tích, chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng để bù đắp các thiệt hại thực tế đã xảy ra khi một bên vi phạm hợp đồng gây ra tổn thất cho bên kia, do vậy khi mới ở giai đoạn giao kết hợp đồng, chưa có thiệt hại thì chưa thể đề cập đến việc áp dụng chế tài này.

* Luật xây dựng 2014 (điều 146) cũng quy định ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.

* Tuy nhiên, theo Luật thương mại 2005 (điều 300), đối với chế tài phạt vi phạm chỉ có thể áp dụng nếu các bên có thỏa thuận (trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng (Điều 266.1), nghĩa là việc áp dụng chế tài phạt trong trường hợp này là đương nhiên, các bên chỉ cần thỏa thuận mức phạt mà thôi, điều này là một biệt lệ của Luật thương mại nhằm răn đe thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định phải hết sức cẩn trọng, bởi kết luận giám định ảnh hưởng đến tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và có thể quyết định đến sự đúng đắn trong phán quyết của các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp), thì chế tài buộc bồi thường thiệt hại được áp dụng mà không cần sự thỏa thuận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây: (i) Có hành vi vi phạm hợp đồng; (ii) Có thiệt hại thực tế; (iii) Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Đồng thời bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Từ cách tiếp cận này dẫn đến làm cho mối quan hệ giữa chế tài phạt vi phạm và chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại (điều 307) khác với BLDS, cụ thể:
- Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại

Như vậy, theo Luật thương mại, hai chế tài này có thể áp dụng song song đồng thời dù cho trong hợp đồng chỉ có thỏa thuận phạt vi phạm, vì như đã phân tích, chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng nếu bên bị vi phạm chứng minh được các yếu tố nêu trên mà không cần thỏa thuận trước trong hợp đồng.

Vậy khi nào vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại được điều chỉnh bởi Luật thương mại hay BLDS?

Việc xác định luật dân sự hay thương mại áp dụng cho hợp đồng phải dựa vào hai yếu tố: chủ thể của hợp đồng và đối tượng của hợp đồng. Luật thương mại sẽ được áp dụng nếu chủ thể của hợp đồng là các thương nhân, hoặc giữa thương nhân với chủ thể khác không nhằm mục tiêu sinh lời nếu chủ thể này chọn luật thương mại áp dụng cho hợp đồng; và đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa, dịch vụ quy định trong Luật thương mại. Ngược lại, hợp đồng sẽ điều chỉnh bởi BLDS. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ đúng khi không có luật chuyên ngành về lĩnh vực đặc thù hoặc luật chuyên ngành không quy định, còn nếu có luật chuyên ngành và luật chuyên ngành có quy định thì sẽ ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành trước Luật thương mại và BLDS (điều 4 Luật thương mại). Ví dụ, về mức phạt vi phạm, nếu trong hợp đồng xây dựng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, trong khi đó theo Luật thương mại, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng, khi đó mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định. Trong khi đó mức phạt vi phạm trong BLDS là không hạn chế mà hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Tóm lại, nếu trong hợp đồng (hợp đồng thương mại) có thỏa thuận phạt vi phạm, thì khi đối tác vi phạm hợp đồng, công ty của bạn có quyền áp dụng song song đồng thời hai chế tài kể trên nếu công ty bạn chứng minh được đối tác có hành vi vi phạm hợp đồng, công ty bạn có thiệt hại thực tế và hành vi vi phạm hợp đồng đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục Công bố Mỹ phẩm Nhập khẩu

CÔNG BỐ LƯU HÀNH MỸ PHẨM THE SUN LAW tự hào là một trong những công ty hàng đầu hỗ trợ khách hàng tốt nhất về dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam. Với phương châm hoạt động: “Vấn đề của khách hàng chính là vấn đề của THE SUN LAW” thì chắc chắn rằng toàn bộ đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp đến cùng trong suốt chặng đường kinh doanh và công bố bất kỳ mỹ phẩm nào của doanh nghiệp. Trước khi tìm hiểu cụ thể về thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm, chúng ta phải nắm được khái niệm Mỹ phẩm là gì để có thể phân biệt được Mỹ phẩm và những sản phẩm khác không được xem là mỹ phẩm trong kinh doanh? Sản phẩm Mỹ Phẩm là gì? Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng cho việc tiếp xúc  trực tiếp với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như da, môi, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân và cả cơ quan sinh dục bên ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, l

Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Doanh nghiệp

Ngày 17/02/2016-17:59:00 PM Thủ tục Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh a )  Trình tự thực hiện : · Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh /văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. · Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. b)   Cách thức thực hiện : Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua m

Quy định về quản trị trong công ty đại chúng

Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VÀ ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG: 1. CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA TV HĐQT KHÔNG ĐIỀU HÀNH & TV ĐỘC LẬP HĐQT: - Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (sau đây gọi là thành viên không điều hành) là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Thành viên độc lập Hội đồng quản trị (sau đây gọi là thành viên độc lập) là thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp. - Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng cần đảm bảo Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành. - Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổn