Chuyển đến nội dung chính

SỰ VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG KHI GIAO KẾT MÀ CHƯA ĐƯỢC CHẤP THUẬN/THÔNG QUA TRONG CÔNG TY TNHH, CÔNG TY CỔ PHẦN?

SỰ VÔ HIỆU CỦA HỢP ĐỒNG KHI GIAO KẾT MÀ CHƯA ĐƯỢC CHẤP THUẬN/THÔNG QUA TRONG CÔNG TY TNHH, CÔNG TY CỔ PHẦN?

Có đại diện doanh nghiệp trao đổi: “Trong công ty TNHH, cty CP, đối với những hợp đồng cần có sự chấp thuận, thông qua của HĐTV, ĐHĐCĐ/HĐQT, nhưng khi chưa được sự chấp thuận này, thì người đại diện theo pháp luật đã ký kết, vậy các hợp đồng này có vô hiệu không và xử lý hậu quả như thế nào?”

Trả lời: Dưới góc độ của pháp luật dân sự, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nói chung và của các loại hình công ty nói riêng có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của pháp nhân/công ty nếu điều lệ của pháp nhân/công ty không hạn chế phạm vi đại diện (Điều 141 BLDS 2015). Trong công ty TNHH, công ty CP, với tư cách người đại diện theo pháp luật, về nguyên tắc, người này có quyền xác lập, ký kết các hợp đồng nhân danh công ty mà không cần sự chấp thuận của các chủ thể khác trong công ty. Tuy nhiên, trong một số giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi như hợp đồng xác lập giữa công ty với thành viên, cổ đông, người quản lý, người có liên quan khác, hoặc những hợp đồng có giá trị lớn, trước khi xác lập, ký kết bởi người đại diện, các hợp đồng này phải được sự chấp thuận của các cơ quan quyền lực/quản lý trong công ty.

*CÁC LOẠI HỢP ĐỒNG CẦN PHẢI CÓ SỰ CHẤP THUẬN/THÔNG QUA:
• Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:  Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được HĐTV chấp thuận:
a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, GĐ/TGĐ, người đại diện theo pháp luật của công ty;
b) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;
c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c khoản này.

Người ký kết hợp đồng, giao dịch phải thông báo cho các thành viên HĐTV, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch dự định tiến hành. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì HĐTV phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo; trong trường hợp này, hợp đồng, giao dịch được chấp thuận nếu có sự tán thành của số thành viên đại diện ít nhất 65% tổng số vốn có quyền biểu quyết. Thành viên có liên quan trong các hợp đồng, giao dịch không được tính vào việc biểu quyết.

• Đối với công ty TNHH MTV: Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH MTV do tổ chức làm chủ sở hữu với những người sau đây phải được HHĐTV hoặc Chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ và Kiểm soát viên xem xét quyết định:
a) Chủ sở hữu công ty và người có liên quan của chủ sở hữu công ty;
b) Thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;
c) Người có liên quan của những người quy định tại điểm b khoản này;
d) Người quản lý của chủ sở hữu công ty, người có thẩm quyền bổ nhiệm những người quản lý đó;
đ) Người có liên quan của những người quy định tại điểm d khoản này.

Người ký kết hợp đồng phải thông báo cho Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch đó. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Kiểm soát viên phải quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo theo nguyên tắc đa số, mỗi người có một phiếu biểu quyết; người có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.

• Đối với công ty cổ phần: Hợp đồng, giao dịch giữa công ty với các đối tượng sau đây phải được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận:
a) Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ;
b) Thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người có liên quan của họ;
c) Doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 159 Luật này.

Hội đồng quản trị chấp thuận các hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo các thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị quyết định việc chấp thuận hợp đồng hoặc giao dịch trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một thời hạn khác; thành viên có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết.
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận các hợp đồng và giao dịch khác ngoài các giao dịch quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp này, người đại diện công ty ký hợp đồng phải thông báo Hội đồng quản trị và Kiểm soát viên về các đối tượng có liên quan đối với hợp đồng, giao dịch đó; đồng thời kèm theo dự thảo hợp đồng hoặc thông báo nội dung chủ yếu của giao dịch. Hội đồng quản trị trình dự thảo hợp đồng hoặc giải trình về nội dung chủ yếu của giao dịch tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Trường hợp này, cổ đông có lợi ích liên quan không có quyền biểu quyết; hợp đồng hoặc giao dịch được chấp thuận khi có số cổ đông đại diện 65% tổng số phiếu biểu quyết còn lại tán thành, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

*HẬU QUẢ CỦA GIAO DỊCH KHI CHƯA CÓ SỰ CHẤP THUẬN/THÔNG QUA:

Cách hiểu thứ nhất: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Theo Luật Doanh nghiệp (điều 69.3, điều 86.4, điều 162.4), Hợp đồng, giao dịch bị vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật khi được ký kết hoặc thực hiện mà chưa được chấp thuận/thông qua. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, chế định hợp đồng vô hiệu nói riêng và hợp đồng nói chung là một chế định của pháp luật dân sự, do vậy không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN - vốn là đạo luật điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể DN mà thôi. Do vậy các vấn đề pháp lý về hợp đồng vô hiệu phải căn cứ luật dân sự. BLDS 2015 chỉ quy định các tường hợp sau đây là lý do dẫn đến hợp đồng vô hiệu:  Điều 122 BLDS 2015: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác (chứ không phải trừ luật khác quy định khác). Theo đó cụ thể chỉ có các trường hợp sau đây dẫn đến hợp đồng vô hiệu (từ điều 123-điều 129 BLDS 2015):
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Do đó, đối chiếu, rà soát các quy định trên của Luật DN, chúng ta không thấy có trường hợp trực tiếp nào mà hợp đồng vô hiệu do người đại diện của công ty ký kết khi chưa có sự chấp thuận/thông qua của cơ quan/chủ thể có thẩm quyền trong công ty.
Tuy nhiên, có thể viện dẫn quy định về hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật tại điều 123, bởi điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Mà theo Luật DN, người đại diện không được phép xác lập các giao dịch trên khi chưa có sự chấp thuận/thông qua của cơ quan/chủ thể có thẩm quyền, do vậy khi cơ quan/chủ thể có thẩm quyền chưa chấp thuận/thông qua hợp đồng mà người đại diện đã xác lập, tức là người đại diện đã thực hiện hành vi mà luật không cho phép, tức vi phạm điều cấm và đó là lý do dẫn đến hợp đồng vô hiệu.

Cách hiểu thứ 2: HỢP ĐỒNG VẪN CÓ THỂ CÓ HIỆU LỰC

Tuy nhiên, ở một góc độ khác, cần lưu ý BLDS bên cạnh quy định về hợp đồng vô hiệu, còn có quy định về giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện và giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện tại điều 142, 143. Trong hai trường hợp này, hợp đồng không vô hiệu vì không thuộc các trường hợp hợp đồng vô hiệu nêu trên của BLDS. Quay trở lại trường hợp hợp đồng được xác lập bởi người đại diện khi chưa có sự chấp thuận/thông qua của các cơ quan/chủ thể có thẩm quyền trong công ty, có thể hiểu đây là trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, bởi lẻ thẩm quyền chấp thuận/thông qua các hợp đồng này thuộc về HĐTV, ĐHĐCĐ, HĐQT…còn người đại diện chỉ nhân danh công ty để ký kết, nghĩa là người đại diện không có quyền ký kết khi chưa có sự chấp thuận/thông qua này.

VỀ MẶT HẬU QUẢ, hậu quả của hợp đồng vô hiệu hoàn toàn khác với hậu quả khi hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập:
- Đôi với hậu quả của hợp đồng vô hiệu: Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập, các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Đối với hậu quả khi hợp đồng do người không có quyền đại diện xác lập: Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: (i) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;(ii) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;(i) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình...Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại...

Chúng tôi ủng hộ cách hiểu thứ nhất, cách hiểu này tạo nên sự thống nhất giữa quy định của LDN và BLDS về hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật. Khi đó sẽ xử lý các giao dịch trên theo quy định về hậu quả của hợp đồng vô hiệu, bên cạnh đó, người ký kết hợp đồng, giao dịch, thành viên công ty, cổ đông, thành viên HĐQT hoặc GĐ/TGĐ có liên quan... phải bồi thường thiệt hại phát sinh, hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ việc thực hiện hợp đồng, giao dịch được ký kết không đúng hoặc gây thiệt hại cho công ty.

P/s: Cần lư ý khái niệm "Giao dịch dân sự" rộng hơn khái niệm hợp đồng dân sự, bởi giao dịch dân sự gồm hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trân trọng!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục Công bố Mỹ phẩm Nhập khẩu

CÔNG BỐ LƯU HÀNH MỸ PHẨM THE SUN LAW tự hào là một trong những công ty hàng đầu hỗ trợ khách hàng tốt nhất về dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam. Với phương châm hoạt động: “Vấn đề của khách hàng chính là vấn đề của THE SUN LAW” thì chắc chắn rằng toàn bộ đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp đến cùng trong suốt chặng đường kinh doanh và công bố bất kỳ mỹ phẩm nào của doanh nghiệp. Trước khi tìm hiểu cụ thể về thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm, chúng ta phải nắm được khái niệm Mỹ phẩm là gì để có thể phân biệt được Mỹ phẩm và những sản phẩm khác không được xem là mỹ phẩm trong kinh doanh? Sản phẩm Mỹ Phẩm là gì? Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng cho việc tiếp xúc  trực tiếp với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như da, môi, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân và cả cơ quan sinh dục bên ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, l

Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Doanh nghiệp

Ngày 17/02/2016-17:59:00 PM Thủ tục Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh a )  Trình tự thực hiện : · Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh /văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. · Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. b)   Cách thức thực hiện : Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua m

Quy định về quản trị trong công ty đại chúng

Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VÀ ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG: 1. CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA TV HĐQT KHÔNG ĐIỀU HÀNH & TV ĐỘC LẬP HĐQT: - Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (sau đây gọi là thành viên không điều hành) là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Thành viên độc lập Hội đồng quản trị (sau đây gọi là thành viên độc lập) là thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp. - Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng cần đảm bảo Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành. - Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổn