Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục Thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài

🌵🌵* TƯ VẤN LUẬT*🌵🌵
Thành lập doanh nghiệp có Vốn Đầu tư    Nước Ngoài
(Thủ tục thành lập mới công ty có từ 1% đến 100% vốn đầu tư nước ngoài)

Năm 2017, nhà đầu tư nước ngoài thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2014.
***   Các Đối tượng áp dụng về việc thành lập công ty có vốn nước nước ngoài:

🌵 Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:

1. Công ty 100% vốn do nhà đầu tư nước ngoài góp;
2. Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập thêm tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
  × Thành lập mới hoặc gốp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty;
Đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh;

 🌵Nhà đầu tư nước ngoài không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi thành lập công ty có vốn nước ngoài bao gồm:

 Công ty có vốn nước ngoài (Công ty đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam) tiếp tục thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Cụ thể:

1.   Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều của Công ty tại Việt Nam;
2.   Công ty có vốn nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ tại công ty được thành lập mới;
3.   Có nhà đầu tư nước ngoài và công ty có vốn nước ngoài nắm giữ dưới 51% vốn điều lệ.

🌵Quy định đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập trước ngày 01/07/2015:

Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới.

🌺🌺 Lưu ý: Năm 2017, đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài cùng góp vốn với người Việt Nam để thành lập công ty thì phương án tối ưu và giảm thiểu thủ tục nên thực hiện theo trình tự:

Bước 1: Thành lập công ty Việt Nam;
Bước 2: Xin giấy phép đủ điều kiện đối với các ngành nghề có điều kiện;
Bước 3: Chuyển nhượng phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài;
Bước 4: Xin giấy phép kinh doanh đối với ngành nghề thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối.

🌺🌺 Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

× Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.
× Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau đây:

1- Quy trình thực hiện
×  Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
×   Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
×××Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

2- Hồ sơ Nhà đầu tư nộp cho cơ quan đăng ký đầu tư bao gồm:

A.   Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
B.   Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
C.   Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
D.   Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
D. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
E.   G iải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
F.  Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

 3- Thời hạn giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

4- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Mã số dự án đầu tư.
Tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
Tên dự án đầu tư.
Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
Vốn đầu tư của dự án (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động), tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
Thời hạn hoạt động của dự án.
Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có); tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
5- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:
Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:
Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

🌺 Thủ tục thành lập công ty sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Bước 1: Nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

Bước 2: Khắc con dấu pháp nhân,

Bước 3: Thông báo sử dụng mẫu dẫu của công ty

Thời hạn hoàn thành 3 bước nêu trên từ 05 -07 ngày.

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh (đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực hiện quyền xuất nhập khẩu và phân phối cần xin thêm Giấy phép kinh doanh).

Đơn đề nghị cấp phép kinh doanh;
Giải trình đáp ứng điều kiện; Xác nhận kinh nghiệm
Thuyết minh năng lực tài chính, xác nhận ngân hàng
Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Uỷ qyền cho Công ty THE SUN LAW nộp hồ sơ.
Thời gian hoàn thành: từ 25 – 30 ngày làm việc.

🌺🌺🌺 Dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Công ty Luật The Sun Law:

×Tư vấn tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
× Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay × Công ty cổ phần, địa chỉ trụ sở, vốn, ngành nghề kinh doanh, mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
× Tư vấn điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
× Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
× Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thành lập doanh nghiệp cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;
Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
🔥🔥 THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH THE SUN LAW
HOTLINE:0904864984
MAIL: info.thesunlaw@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thủ tục Công bố Mỹ phẩm Nhập khẩu

CÔNG BỐ LƯU HÀNH MỸ PHẨM THE SUN LAW tự hào là một trong những công ty hàng đầu hỗ trợ khách hàng tốt nhất về dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm tại Việt Nam. Với phương châm hoạt động: “Vấn đề của khách hàng chính là vấn đề của THE SUN LAW” thì chắc chắn rằng toàn bộ đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp đến cùng trong suốt chặng đường kinh doanh và công bố bất kỳ mỹ phẩm nào của doanh nghiệp. Trước khi tìm hiểu cụ thể về thủ tục công bố lưu hành mỹ phẩm, chúng ta phải nắm được khái niệm Mỹ phẩm là gì để có thể phân biệt được Mỹ phẩm và những sản phẩm khác không được xem là mỹ phẩm trong kinh doanh? Sản phẩm Mỹ Phẩm là gì? Mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng cho việc tiếp xúc  trực tiếp với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (chẳng hạn như da, môi, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân và cả cơ quan sinh dục bên ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, l

Thủ tục chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện, Chi nhánh của Doanh nghiệp

Ngày 17/02/2016-17:59:00 PM Thủ tục Chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh a )  Trình tự thực hiện : · Khi chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh /văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. · Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và chuyển tình trạng pháp lý của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng chấm dứt hoạt động; đồng thời ra Thông báo về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện/địa điểm kinh doanh. b)   Cách thức thực hiện : Doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ đăng ký chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua m

Quy định về quản trị trong công ty đại chúng

Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng. MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VÀ ĐẶC THÙ TIÊU BIỂU VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG: 1. CÓ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA TV HĐQT KHÔNG ĐIỀU HÀNH & TV ĐỘC LẬP HĐQT: - Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành (sau đây gọi là thành viên không điều hành) là thành viên Hội đồng quản trị không phải là Giám đốc (Tổng giám đốc), Phó giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Kế toán trưởng và những người điều hành khác theo quy định của Điều lệ công ty. - Thành viên độc lập Hội đồng quản trị (sau đây gọi là thành viên độc lập) là thành viên được quy định tại khoản 2 Điều 151 Luật doanh nghiệp. - Cơ cấu Hội đồng quản trị của công ty đại chúng cần đảm bảo Tối thiểu 1/3 tổng số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên không điều hành. - Trường hợp công ty đại chúng chưa niêm yết hoạt động theo mô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 134 Luật doanh nghiệp, cơ cấu thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải đảm bảo ít nhất 1/5 tổn